Anh có thói ghen tuông, gia trưởng, lúc nào cũng yêu cầu bạn gái phục tùng mình. Trừ tính xấu đó, mọi thứ ở anh đều hoàn hảo.
Tuy nhiên, sự ích kỷ của anh khiến tình cảm giữa chúng tôi rạn nứt. Hàng ngày đi đâu, làm gì, tôi phải báo cáo anh như một cái máy với lịch trình, thời gian cụ thể… Chán nản vì sự kiểm soát thái quá tôi kiên quyết chia tay, mặc anh si tình, níu kéo một cách khổ sở.
![]() |
Nữ giáo viên ‘nhắm mắt’ vào nhà nghỉ vì người cũ dọa tung clip nhạy cảm. Ảnh: M.A |
Nửa năm sau, tôi đến với Chí, hiệu trưởng trường tôi dạy học. Hẹn hò một thời gian, Chí thúc giục tôi làm đám cưới vì tuổi anh cũng lớn, bố mẹ lại mong cháu bế ẵm.
Chúng tôi vui vẻ lên kế hoạch đám cưới, mua nhà. Mọi thứ gần như hoàn thiện, chỉ đợi ngày Chí đến đón, lồng vào tay tôi chiếc nhẫn tình yêu. Thế nhưng người cũ xuất hiện và nhấn chìm tôi xuống hố đen cuộc đời.
Biết tin tôi sắp lấy chồng, người cũ năn nỉ xin tôi hủy hôn, quay lại với anh.
Mặc dù tôi từ chối, tránh mặt, thậm chí cư xử phũ phàng, anh vẫn không buông tha. Đau đớn hơn, anh mang những clip tình tự năm xưa ra đe dọa. Nếu tôi không chấp nhận yêu cầu của anh, những đoạn clip đó sẽ được gửi đến tay Chí.
Tôi nghĩ anh dọa nhưng sẽ không dám tung ra, vậy mà mỗi ngày anh gửi đến địa chỉ mail của tôi một đoạn clip. Cách tra tấn tinh thần của anh khiến tôi mệt mỏi, mất ngủ hàng tuần liền.
Chí thấy tôi xanh xao, bỏ ăn uống, anh sốt sắng mời bác sĩ về nhà kiểm tra, thăm khám. Bữa ăn, anh cố gắng nấu món thật ngon, hợp khẩu vị tôi.
Càng gần đến ngày cưới, người cũ càng dùng thủ đoạn đáng sợ hơn. Đến lúc không thể chịu được nữa, tôi chạy đến van xin anh tha cho tôi.
Đáp lại sự thống khổ đến tận cùng đó, người cũ vẫn lạnh lùng. Anh nói nếu tôi chịu vào nhà nghỉ với anh lần cuối, anh sẽ đưa tôi bộ clip gốc và hủy các bản sao ngay trước mặt tôi. Trong lúc quẫn trí, tôi đã nhắm mắt đưa chân, đồng ý với yêu cầu của anh.
Cách đám cưới 3 ngày, người cũ hẹn tôi đến một nhà nghỉ trong ngõ. Nhẽ ra hôm đó là ngày tôi và Chí đến thử lại áo cưới nhưng cuối cùng tôi đành hủy cuộc gặp với anh.
Tại nhà nghỉ, người cũ bất ngờ ghì chặt lấy tôi, kể lể về chuyện cũ, về nỗi âu sầu anh chịu đựng khi chia tay tôi.
Đúng lúc đó, Chí đẩy cửa bước vào. Tôi nhìn chồng sắp cưới đầy kinh ngạc, bối rối, cổ họng nghẹn ứ.
Tình ngay lý gian, tôi luống cuống không biết giải thích thế nào cho Chí hiểu thì anh tiến đến, đấm người yêu cũ của tôi một cú đau điếng.
Chí ném chiếc đĩa DVD vào mặt gã đàn ông bỉ ổi, giận dữ quát: 'Thủ đoạn của anh thật đê hèn. Anh nghĩ những chiêu trò bẩn này của anh chia rẽ được hai vợ chồng tôi sao?’.
Người cũ của tôi đã gửi clip cho Chí đồng thời bí mật nhắn tin số phòng, địa chỉ nhà nghỉ, dụ anh đến.
Mục đích người cũ của tôi muốn Chí chứng kiến cảnh vợ ngoại tình trước ngày cưới, rồi rời bỏ tôi. Anh ta muốn tôi phải ê chề, nhục nhã.
Chí gằn giọng nói, sẽ tố cáo người yêu cũ của tôi vì hành vi bỉ ổi vừa qua. Đêm đó, Chí uống rượu say, anh nhắn tin nói thất vọng vì tôi đã không tin tưởng anh, chia sẻ mọi chuyện cùng anh.
Chuyện quá khứ anh không quan tâm, điều anh cần là tôi ở bên anh, thành thực với anh. Vậy mà khi bị người khác đe dọa, tôi đã giấu giếm anh.
Đám cưới của chúng tôi vẫn diễn ra nhưng từ hôm đó đến nay, anh chưa một lần ôm tôi.
Tôi phải làm gì đây? Xin hãy cho tôi lời khuyên
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Tâm sự của nữ giáo viên bị tình cũ dọa tung clip nóngPhilippines vừa thông qua một đạo luật có tên "Di sản tốt nghiệp cho hành động vì môi trường", theo đó yêu cầu mỗi học sinh, sinh viên năm cuối cấp phải trồng ít nhất 10 cây xanh.
Video: TTXVN
" alt=""/>Phải trồng 10 cây xanh để được tốt nghiệpỞ độ cao trên 1.000m, bọn trẻ vài tuổi đầu đã quen phơi mình với gió sương, không tỏ ra bị ảnh hưởng bởi tiết trời với chiếc áo phong phanh giữa núi rừng. Chúng chui vào lùm tre, đứa nọ nối tiếp đứa kia. Trên những đôi tay bé nhỏ lấm lem bùn đất, là măng, là sắn mà bọn trẻ mang về nhà nấu ăn.
Ở nơi cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 600km, nhiều đứa trẻ bé xíu đã biết tự đun nấu, chăm em. Bố mẹ chúng có thể đang kiếm cơm nuôi gia đình, hoặc đang ở trong tù. Khu vực giáp ranh biên giới Lào và Trung Quốc, các huyện vùng núi Điện Biên là một trong những khu vực trọng điểm về tệ nạn ma túy.
![]() |
Khó khăn, vất vả đã trở thành nỗi ám ảnh trong từng đôi mắt của các em nhỏ Điện Biên |
Mùa thu năm 2015 ấy trong ký ức của Trung là những ngôi nhà đứng trơ giữa núi rừng. Ở bên trong, không gian trống hoác, không đồ đạc giá trị, thiếu cảm giác của sinh tồn đúng nghĩa. Lúc này anh hiểu vì sao trường được xây dựng khang trang nhưng các em vẫn bỏ học. Chúng không có động lực để tiếp tục đi học vào ngày hôm sau khi cái đói, cái nghèo vẫn bám đuổi mỗi sớm mai thức giấc. Khoảnh khắc đó, Trung biết mình cần phải làm gì.
Bữa cơm níu con chữ
Hành trình vận động gây quỹ để nuôi cơm cho những em bé vùng cao của Trung bắt đầu từ năm 2015, với bước đầu gần 40 em nhỏ tại điểm trường ở huyện Mường Nhé, Điện Biên được hỗ trợ cơm trưa tại trường.
Thầy cô giáo tại các điểm trường đã tùy cơ ứng biến để xoay xở bữa cơm đủ chất cho những cô cậu học trò có thân hình gầy gò, ốm yếu. Những bữa cơm ấy, chỉ với hai đĩa trứng, một đĩa rau, một thau canh, nhưng bọn trẻ vẫn liên tay đưa chiếc muỗng với lấy thức ăn và dùng bữa ngon lành.
![]() |
Cứ mỗi bữa cơm 8,500 đồng được quyên góp là mỗi đứa trẻ được tiến một bước gần hơn đến ước mơ con chữ |
Cơm trưa với thức ăn được quy đổi giá trị 8.500 đồng cho mỗi em. Số tiền này do Trung và nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Núi Rừng gây quỹ từ dự án Nuôi Em. Trung cũng biết rằng, giấc mơ của mình đã ngày càng lớn hơn từ những bữa cơm ấy vì biết rằng ở ngoài kia còn hàng nghìn trẻ em khác cũng đang bỏ lớp vì thiếu ăn.
Hai năm nỗ lực không ngừng mang đến kết quả đáng khích lệ khi số trẻ được nuôi cơm tăng đến 88. Tuy nhiên bước ngoặt chỉ thực sự đến vào năm ngoái khi Trung quyết định thay đổi mô hình theo hình thức quyên góp “một nuôi một”. Nhà hảo tâm khi gửi số tiền 1,35 triệu đồng nuôi cơm một em trong một năm học cũng đồng thời nắm điều kiện cụ thể của trẻ nhận nuôi cơm, hiện trạng bữa ăn và cập nhật các thông tin mới nhất. Với cách thức này, từ chưa đầy trăm đứa trẻ được nuôi cơm, đến hiện tại hơn 6.000 trẻ em tại ba huyện Mường Nhé, Nậm Pồ và Điện Biên Đông đã được chăm lo bữa ăn dài hạn bởi những người các em chưa từng biết mặt.
Điều Trung không ngờ tới là có những điểm trường số trẻ đến lớp đã tăng lên. Bố mẹ các em cũng đồng ý cho con tìm đến con chữ vì ít nhất ở trường cũng có cái ăn. Nhờ vậy, những lo toan về bữa cơm no ấm nay được thay bằng tiếng râm ran đọc bài nơi lớp học. Chặng đường đến với con chữ của các em nhờ vậy cũng vơi bớt chông gai.
![]() |
Hạnh phúc của những em bé Điện Biên gói gọn trong những ngày tháng được đi học, ăn no và tự do vui đùa cùng chúng bạn |
Khi cộng đồng chung tay chắp cánh sự tử tế
Từ 40 bé ban đầu, đến nay nghìn vạn đứa trẻ đã nhận được hàng triệu bữa ăn thiện nguyện nhờ sự chung tay góp sức của cộng đồng. Trung khẳng định "chúng tôi không cô đơn" khi nói về quá trình lan toả dự án, kêu gọi đóng góp từ những nhà hảo tâm.
Niềm vui lớn đến với Trung trong năm 2019 khi anh và những cộng sự trong đoàn nhận được sự chung tay của GrabFood thông qua dự án thiện nguyện Chung Tay Nuôi Em. Hơn ai hết Trung hiểu rằng “một cây làm chẳng nên non", và cần có sức mạnh của cộng đồng, như cách đối tác GrabFood đang lan toả chương trình đến “hệ sinh thái" của mình, để những đứa bé vùng cao được giúp đỡ nhiều hơn bởi những tấm lòng thơm thảo.
“Nhờ vào sự góp sức của những đơn vị hảo tâm, những chương trình thiện nguyện đồng hành cùng dự án, giá trị nhân văn của những bữa cơm nuôi em phần nào được lan toả sâu rộng hơn trong cộng đồng. Dự án Nuôi Em cũng nhờ đó lại được tiếp thêm nguồn động lực mới từ những tấm lòng hảo tâm khắp xã hội”, Trung tâm sự.
Và rằng, với sự chung tay của tất cả chúng ta, hôm nay là các em bé vùng Điện Biên được đến trường, nhưng biết đâu ngày mai sẽ là toàn bộ những đứa bé vùng cao, và ngày kia không còn một đứa trẻ nào không biết chữ. “Quan trọng là huy động được sức mạnh xã hội, có thêm nhiều người biết đến chương trình để đóng góp.” - Trung nói thêm.
Trung tưởng tượng 10 năm nữa, 20 năm nữa, những đứa trẻ trong bữa cơm 8.500 đồng hôm nay sẽ trở thành du học sinh hay doanh nhân thành đạt. Hoặc chỉ đơn giản là một người khỏe mạnh và có cuộc sống tốt. Với Trung, trở thành ai không quan trọng, quan trọng là lũ trẻ hôm nay đủ no bụng để nghĩ đến một ước mơ vào ngày mai.
Từ những bữa cơm trưa cho trẻ em nghèo, nhóm tình nguyện Nuôi Em tiếp tục mang những ngôi trường khang trang, tủ sách, chăn ấm, áo ấm, nước sạch... đến với vùng cao. Hơn 5.000 em nhỏ được nuôi cơm từ những anh chị nuôi. 15 điểm trường được xây dựng trên những bản cao tại huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu, huyện Mường Nhé, huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên... Trong năm 2019, Grab phối hợp cùng dự án Nuôi Em chính thức triển khai chương trình "Chung Tay Nuôi Em" trên phạm vi toàn quốc, mang đến những bữa trưa dinh dưỡng cho trẻ em nghèo miền núi. Hơn cả sự đóng góp, Grab nỗ lực kết nối dự án Nuôi Em với các đối tác nhà hàng sẵn có, đồng thời lan toả dự án Nuôi Em sâu rộng trong cộng đồng, để những nhà hảo tâm có thể cùng nhau chung tay tạo điều kiện và động lực tốt nhất giúp các em vững chí học tập và vươn lên trong cuộc sống, phần nào cất bớt gánh nặng của các em nhỏ vùng cao có hoàn cảnh khó khăn trên hành trình tiếp cận con chữ. |
Trương Sanh
" alt=""/>Níu hàng nghìn giấc mơ con chữ nơi biên viễn